Người thừa kế thế vị
Thứ nhất, năm 2007 bà có tặng cho bạn 500m2 đất và đã thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bạn đứng tên. Lúc này, căn cứ BLDS 2005 và các văn bản liên quan khác, bạn là chủ sở hữu hợp pháp của mảnh đất trên. Vì thế, không một ai có quyền kiện bạn và đòi lại đất được.
Thứ hai, bà bạn chỉ nói cho mà chưa sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bạn. Vậy mảnh đất trên về mặt pháp lý vẫn thuộc sở hữu của bà bạn. Nếu con gái của bà bạn khởi kiện đòi chia thừa kế, bạn cần chứng minh về việc được bà tặng cho mảnh đất trên (như bà đã lập hợp đồng tặng cho bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực quy định tại Điều 467 BLDS 2005) hợp pháp.
Ngược lại, trường hợp bà bạn chỉ nói tặng cho thì bạn chưa phát sinh quyền sở hữu mảnh đất ấy. Khi cô bạn khởi kiện, Tòa án sẽ xác định đây là tài sản của bà bạn. Và lúc ấy tài sản này sẽ được xem là di sản và chia theo pháp luật thừa kế. Vì bạn chưa nói rõ lúc bà bạn mất có để lại di chúc hay không, nên chúng tôi sẽ chia thành 2 trường hợp sau:
- Một là bà bạn mất để lại di chúc hợp pháp theo quy định của pháp luật Dân sự thì tài sản sẽ được chia như theo di chúc của bà.
- Hai là, bà bạn mất mà không để lại di chúc nào hoặ có di chúc nhưng không hợp pháp, lúc này sẽ xảy ra trường hợp chia thừa kế theo pháp luật. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà bạn bao gồm 2 gái và 1 trai được hưởng những phần bằng nhau của di sản. Tuy nhiên, mẹ bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất đã mất trước bà bạn nên căn cứ Điều 677 BLDS 2005 về thừa kế thế vị: “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống”.
Vậy trường hợp này người được hưởng di sản của bà bạn là người cậu, dì và bạn (với tư cách là người thừa kế thế vị)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.