Trường hợp cấp lại CMND cho người già
Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định 170/2007/NĐ-CP thì Chứng minh nhân dân hình chữ nhật dài 85,6 mm, rộng 53,98 mm, hai mặt Chứng minh nhân dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt. Có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.
Khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014 quy định: Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
Theo Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014 thì công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì trường hợp chứng minh nhân dân của bà bạn đến nay đã hết thời hạn thì phải làm thủ tục cấp đổi chứng minh nhân dân theo Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP hoặc làm thẻ Căn cước công dân nếu tại địa phương đã triển khai thủ tục này. Khi có các giấy tờ hợp lệ thì bạn có thể nộp hồ sơ để giảm trừ gia cảnh tính thuế TNCN.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.