Có được phép ký hợp đồng thỉnh giảng đối với giảng viên cơ hữu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 45/2014/TT-BGDĐT về việc chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như sau:
Giảng viên cơ hữu là người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn 03 năm hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động, không là công chức hoặc viên chức nhà nước, không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác; do nhà trường trả lương và chi trả các khoản thuộc chế độ, chính sách đối với người lao động theo các quy định hiện hành.
Theo đó, tại Điều 31 Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục, có quy định về thỉnh giảng như sau:
Thỉnh giảng là việc một cơ sở giáo dục mời nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo ở nơi khác đến giảng dạy. Khuyến khích các cơ sở giáo dục mời nhà giáo, nhà khoa học trong nước, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đến giảng dạy ở các trường Việt Nam theo chế độ thỉnh giảng.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, theo thẩm quyền, quy định cụ thể về chế độ thỉnh giảng.
=> Như vậy, giảng viên cơ hữu của trường không được ký hợp đồng thỉnh giảng đối với trường mình đang công tác.
Trên đây là nội dung tư vấn về Có được phép ký hợp đồng thỉnh giảng đối với giảng viên cơ hữu? Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 75/2006/NĐ-CP và một số văn bản liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.