Phương pháp xác định giá biến đổi của nhà máy nhiệt điện

Phương pháp xác định giá biến đổi của nhà máy nhiệt điện được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Khắc Hiếu. Hiện tại, công việc của tôi có liên quan đến các hợp đồng mua bán điện. Vì vậy, tôi cần tìm hiểu một số thông tin, Ban biên tập cho tôi hỏi: Phương pháp xác định giá biến đổi của nhà máy nhiệt điện được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi mong sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập! (hieu***@gmail.com)

Phương pháp xác định giá biến đổi của nhà máy nhiệt điện được quy định tại Điều 7 Thông tư 56/2014/TT-BCT quy định phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành như sau:

Giá biến đổi của nhà máy điện tại Năm cơ sở VCb (đồng/kWh) được xác định theo công thức sau:

VCb +

Trong đó:

: Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động của chi phí nhiên liệu chính (than, khí) của nhà máy điện tại Năm cơ sở, được xác định theo phương pháp quy định tại Khoản 1 Điều này (đồng/kWh);

: Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động của chi phí nhiên liệu phụ (dầu) của nhà máy điện tại Năm cơ sở, được xác định theo phương pháp quy định tại Khoản 2 Điều này (đồng/kWh);

: Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động khác của nhà máy điện tại Năm cơ sở, được xác định theo phương pháp quy định tại Khoản 3 Điều này (đồng/kWh).
1. Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động của chi phí nhiên liệu chính của nhà máy điện tại Năm cơ sở  (đồng/kWh), được xác định theo công thức sau: (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 13/2017/TT-BCT)

Trong đó:

: Suất hao nhiên liệu tinh bình quân của nhiên liệu chính do hai bên thỏa thuận trên cơ sở thông số của nhà chế tạo thiết bị hoặc thông số bảo hành của nhà thầu EPC hoặc kết quả thí nghiệm tổ máy, nhà máy do đơn vị thí nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ủy quyền hoặc quyết định, được tính tương ứng với mức tải quy định tại Phụ lục 1 Thông tư số 56/2014/TT-BCT (kg/kWh hoặc BTU/kWh);

Đối với nhà máy điện sử dụng nhiên liệu than từ nhiều hợp đồng khác nhau: Nhiệt trị than cơ sở (NT0) sử dụng tính toán suất hao nhiên liệu tinh bình quân được tính bằng bình quân gia quyền theo khối lượng và nhiệt trị than được quy đổi về nhiệt trị khô toàn phần, được quy định trong các hợp đồng mua bán than (kcal/kg).

: Giá nhiên liệu chính Năm cơ sở được quy định như sau:

- Đối với nhiên liệu than của Hợp đồng mua bán than trong nước: Giá than là giá tại điểm xếp hàng của đơn vị cung cấp than, bao gồm hao hụt, phí quản lý, bảo hiểm (nếu có), không bao gồm cước vận chuyển (đồng/tấn), được quy đổi về đơn vị đồng/kg để tính toán. Trường hợp nếu hợp đồng mua bán than không tách được cước vận chuyển nhiên liệu, giá nhiên liệu Năm cơ sở được xác định bằng giá trong Hợp đồng mua bán than trong nước;

- Đối với nhiên liệu than của Hợp đồng nhập khẩu than hoặc than được cấp từ nhiều hợp đồng: Giá than cơ sở áp dụng tính toán giá hợp đồng mua bán điện được xác định theo các hợp đồng mua bán than được quy định tại Khoản 15 Điều 1 Thông tư này;

- Đối với nhiên liệu khí: Giá khí là giá khí tại mỏ (đồng/BTU).
2. Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động của chi phí nhiên liệu phụ của nhà máy điện Năm cơ sở (đồng/kWh), được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

: Suất hao nhiên liệu tinh bình quân của nhiên liệu phụ (dầu), do hai bên thoả thuận trên cơ sở thông số của nhà chế tạo thiết bị (kg/kWh);

:  Giá nhiên liệu phụ (dầu) Năm cơ sở bao gồm cả cước vận chuyển và các loại phí khác theo quy định (đồng/kg).

3. Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động khác của nhà máy điện Năm cơ sở (đồng/kWh) được xác định theo công thức sau: (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 2 Thông tư 51/2015/TT-BCT)

Trong đó:

Cvlp: Tổng chi phí vật liệu phụ hàng năm của nhà máy điện được xác định theo khối lượng và đơn giá các loại vật liệu phụ sử dụng cho phát điện Năm cơ sở (đồng);

Ckd: Tổng chi phí khởi động bao gồm chi phí nhiên liệu, chi phí khác cho khởi động (đồng); số lần khởi động cho phép do hai bên thỏa thuận trên cơ sở nhu cầu hệ thống điện và đặc tính vận hành của nhà máy điện;

Ck: Chi phí sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên hàng năm, được tính trên cơ sở tổng vốn đầu tư xây lắp và thiết bị của nhà máy điện, tỷ lệ chi phí sửa chữa thường xuyên theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này (đồng);

Pt: Tổng công suất tinh của nhà máy điện (kW);

kCS: Tỷ lệ suy giảm công suất được tính bình quân cho toàn bộ đời sống kinh tế của nhà máy điện được xác định theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 5 Thông tư này (%);

Tmax: Thời gian vận hành công suất cực đại trong năm tính bình quân cho nhiều năm trong cả đời dự án nhà máy điện (giờ) và được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này.

Trên đây là nội dung quy định về phương pháp xác định giá biến đổi của nhà máy nhiệt điện. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 56/2014/TT-BCT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
275 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào