Biện pháp kê biên tài sản trong tố tụng hình sự bị hủy bỏ khi nào?
Như chúng ta đã biết, kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.
Các trường hợp hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản được quy định tại Khoản 1 Điều 130 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày. Theo đó, biện pháp kê biên tài sản đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
b) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
c) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội;
d) Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.
Theo đó, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản khi thấy không còn cần thiết. Đối với biện pháp kê biên tài sản trong giai đoạn điều tra, truy tố thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải thông báo cho Viện kiểm sát trước khi quyết định.
Như vậy, đối với vấn đề này, ta có thể hiểu một cách đơn giản như sau: bản chất của biện pháp kê biên tài sản không phải là một hình phạt dành cho người phạm tội mà chỉ mang tính chất là một biện pháp cưỡng chế áp dụng tạm thời khi phát sinh căn cứ cần thiết phải áp dụng và đến một thời điểm căn cứ áp dụng không còn nữa cũng có nghĩa việc áp dụng biện pháp kê biên không còn có tác dụng hỗ trợ cho quá trình giải quyết vụ án nên việc quy định các trường hợp hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản là hoàn toàn hợp lý và cần thiết trong tố tụng hình sự nói riêng, trong hoạt động tố tụng nói chung.
Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản. Để hiểu chi tiết vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.