Hình thức xử lý người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án có hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật

Các hình thức xử lý trách nhiệm khi người giữ chức danh tư pháp trong TAND có hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Nguyễn Văn Đông, hiện tại đang là sinh viên đại học. Vừa qua tôi có tìm hiểu các quy định liên quan đến chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân. Cho tôi hỏi, khi người giữ chức danh tư pháp trong TAND có hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật thù sẽ bị xử lý dưới các hình thức nào? Tôi có thể tìm hiểu quy định tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Nguyễn Văn Đông (vandong*****@gmail.com)

Các hình thức xử lý trách nhiệm khi người giữ chức danh tư pháp trong TAND có hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quyết định 120/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân. Cụ thể là:

Người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân có hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật thì có thể bị xử lý trách nhiệm bằng các hình thức sau đây:

a) Kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị;

b) Tạm dừng thực hiện nhiệm vụ được giao;

c) Bố trí làm công việc khác;

d) Chưa xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán;

đ) Không xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán.

Trong đó:

- Kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị là hình thức xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp có hành vi vi phạm do thiếu trách nhiệm hoặc vi phạm trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Người bị xử lý trách nhiệm phải tự kiểm điểm, đánh giá, nhận xét về hành vi vi phạm trước cơ quan, đơn vị; tập thể cơ quan, đơn vị đánh giá, góp ý, nhận xét hoặc phê bình để người bị kiểm điểm rút ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp khắc phục.

- Tạm dừng thực hiện nhiệm vụ được giao là hình thức xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp có hành vi vi phạm do thiếu trách nhiệm hoặc vi phạm trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín của người giữ chức danh tư pháp và cơ quan, đơn vị nơi người giữ chức danh tư pháp công tác.

- Bố trí làm công việc khác là hình thức xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân mà Tòa án phải bồi thường thiệt hại theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hoặc làm giảm uy tín của người giữ chức danh tư pháp và cơ quan, đơn vị nơi người giữ chức danh tư pháp công tác.

- Chưa xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán là hình thức xử lý trách nhiệm Thẩm phán khi kết thúc nhiệm kỳ có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Thẩm phán bị tạm dừng đề nghị bổ nhiệm lại phải tự kiểm điểm, trau dồi nghiệp vụ và phải hoàn thành một khóa bồi dưỡng do Tòa án nhân dân tối cao tổ chức.

- Không xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán là hình thức xử lý trách nhiệm Thẩm phán khi kết thúc nhiệm kỳ có hành vi vi phạm nghiêm trọng hoặc hành vi gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân dẫn đến việc Tòa án phải bồi thường theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Tòa án, niềm tin của nhân dân vào Tòa án.

Các chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân bao gồm: Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án.

Trên đây là nội dung tư vấn về các hình thức xử lý trách nhiệm khi người giữ chức danh tư pháp trong TAND có hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Quyết định 120/QĐ-TANDTC.

Trân trọng!

Tòa án nhân dân
Hỏi đáp mới nhất về Tòa án nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
10 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân từ 1/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2025, khi chưa có Tòa án sơ thẩm chuyên biệt thì thẩm quyền xét xử sẽ được xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tòa án sơ thẩm chuyên biệt xét xử những lĩnh vực nào? Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Tòa án sơ thẩm chuyên biệt?
Hỏi đáp Pháp luật
10 việc Thẩm phán không được làm theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, Tòa án nhân dân được phân cấp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết bảng lương ngành Tòa án và mức phụ cấp mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xác định tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy mời tham gia phiên hòa giải tại Tòa án mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 11/6/2024, Tòa án nhân dân có các hình thức khen thưởng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân nào không được xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến trong Tòa án nhân dân từ ngày 11/6/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tòa án nhân dân
Thư Viện Pháp Luật
350 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tòa án nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tòa án nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào