Bác sĩ pháp y có vai trò thế nào trong tố tụng hình sự?
Bác sĩ pháp y có vai trò thế nào trong tố tụng hình sự?
Bác sĩ pháp y là người sẽ làm các công việc xác định tổn thương và nguyên nhân chết của tử thi theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng mà cụ thể là Tòa án, Viện Kiểm sát hoặc của cơ quan tiến hành tố tụng. Cụ thể:
Cơ quan điều tra trong các trường hợp khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân chết (theo Điều 202 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) hoặc giám định tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động (theo Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).
Ngoài ra, trong trường hợp có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự thì tuỳ từng giai đoạn tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Trường hợp này, bác sĩ pháp y cũng sẽ có vai trò tiến hành giám định theo yêu cầu của cơ quan tố tụng.
Kết quả giám định tử thi của bác sĩ pháp y sẽ là chứng cứ quan trọng để cơ quan điều tra tiến hành các bước điều tra và thu thập chứng cứ. Trong khi đó, kết quả giám định tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động sẽ là căn cứ để xác định hình phạt của người phạt tội, tính tăng nặng, giảm nhẹ. Ngoài ra, căn cứ kết luận giám định pháp y tâm thần, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra, truy tố; Tòa án quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn xét xử và thi hành án.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về vai trò của bác sĩ pháp y. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 để hiểu rõ hơn về nội dung này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.