Hợp đồng ba bên

Công ty tôi được thành lập ở VN với đại diện pháp luật là người Hàn Quốc. Ban đầu có mua máy móc của 1 công ty cũng ở Việt Nam, nhưng do 1 công ty ở Hàn Quốc đứng ra chuyển tiền thanh toán. Nay công ty tôi muốn nhờ công ty cung cấp máy móc đó xuất hóa đơn để được khấu trừ thuế đầu vào, vì số tiền thuế cũng khá cao. Nhưng không biết ngoài hóa đơn đầu vào, tôi cần làm các loại thủ tục, hợp đồng gì để khoản thuế này được xem là hợp lý. Kính mong mọi người tư vấn giúp ạ. Chân thành cám ơn

Tôi có thể tóm lược bạn đang gặp phải các vướng mắc sau:

Công ty bạn (bên mua) đang có hợp đồng mua bán máy móc thiết bị với các bên liên quan:

+ Người bán: Công ty Việt Nam;

+ Người mua: Công ty Việt Nam, có người đại diện theo pháp luật là người Hàn Quốc;

+ Người thanh toán: Công ty Hàn Quốc.

- Công ty bạn muốn bên bán xuất hóa đơn để được khấu trừ thuế đầu vào.

Đối với các vướng mắc này, chúng tôi tư vấn như sau:

4.1 Xét tình trạng pháp lý của hợp đồng

Dựa theo thông tin bạn trình bày: Giao dịch hợp đồng kể trên đang vi phạm pháp luật về thuế và không thể chỉnh sửa hóa đơn hợp pháp vì trên nguyên tắc ai mua người nấy trả tiền, muốn xuất hóa đơn thì phải tự mình trả tiền.

Trong trường hợp này, công ty bạn muốn hợp pháp hóa thủ tục thì có thể giải quyết theo 2 cách sau đây:

+ Cách 1:Công ty ở Hàn Quốc lập hợp đồng với công ty bán máy sau đó lại bán số máy đó cho công ty Việt Nam.

+ Cách 2: Công ty Việt Nam ký hợp đồng vay nợ với Hàn Quốc vay 1 khoản tiền để phục vụ mục đích mua bán máy, tuy nhiên khoản tiền vay không chuyển cho bên công ty Việt Nam mà chuyển trực tiếp với hình thức trả hộ cho bên công ty bán máy, sau đó lập hợp đồng mua máy với công ty Việt Nam để mua bán máy bình thường nhưng trong hợp đồng mua bán ghi để cho bên thứ 3 là bên công ty Hàn Quốc thanh toán hộ. Như vậy, công ty Hàn Quốc là bên chuyển tiền và bên bán vẫn có thể xuất hóa đơn cho công ty Việt Nam như giao dịch mua bán thông thường.

Dựa theo tình hình thực tế của công ty bạn hiện nay, chọn làm theo cách thứ 2 sẽ hợp lý hơn.

4.2 Thủ tục để chi phí thuế đầu vào cho hợp đồng mua bán được tính là chi phí hợp lý và một số lưu ý

Để hóa đơn GTGT được chấp nhận tính vào chi phí và được khấu trừ thuế khi nhận hóa đơn đầu cần chú ý, quy định chung về hóa đơn đủ điều kiện khấu trừ theo quy định Điều 15, Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành. Riêng hóa đơn mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải chuyển tiền qua ngân hàng thanh toán mới được khấu trừ thuế GTGT, Kế toán cần kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của hóa đơn : Tên, địa chỉ, MST của đơn vị mình và hóa đơn không được tẩy xóa…

Một số lưu ý khi tính chi phí hợp lý

+ Thời điểm thanh toán : Người mua hàng chưa trả tiền thì vẫn được kê khai vào thuế GTGT và khấu trừ bình thường ( Tại thời điểm kê khai nếu chưa đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng ), trường hợp đến thời hạn quyết toán, thanh toán đã hết mà vẫn chưa thanh toán phần tiền đã nợ thì phần thuế GTGT này sẽ bị loại ra và không được khấu trừ.

+ Phương thức thanh toán bù trừ : Dịch vụ/hàng hóa mua vào theo phương thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa/dịch vụ mua vào hay bán ra cũng được coi là thanh toán qua Ngân hàng. Sau khi đã bù trừ công nợ mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng.

+ Hóa đơn mua cùng trong một ngày: Nếu trong cùng một ngày mua liên tiếp hàng hóa của một đơn vị nhưng chia nhỏ ra làm nhiều hóa đơn giá trị gia tăng giá trị dưới 20 triệu đồng để làm cơ sở thanh toán tiền mặt thì vẫn bị loại thuế giá trị gia tăng. Do vậy cần phải để ý khi nhận hóa đơn của một đơn vị trong một ngày xem số tiền mua bán có vượt quá 20 triệu đồng hay không.

+ Hóa đơn thanh toán làm nhiều lần: Trường hợp thanh toán nhiều lần hóa đơn đó thì tất cả các lần đều phải chuyển khoản qua Ngân hàng, kể cả lần đặt cọc đầu tiên để làm cơ sở cho việc mua bán. Nếu đã đặt cọc bằng tiền mặt và khấu trừ luôn vào tiền hàng thì yêu cầu nhà cung cấp trả lại tiền đặt cọc đó và chuyển trả lại cho nhà cung cấp qua Ngân hàng. Nếu không phần tiền mặt đó sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng trong hóa đơn mua vào.

+ Chuyển tiền qua ngân hàng: Quy định số tiền viết hóa đơn nếu từ 20 triệu đồng trở lên có nghĩa là phải chuyển từ tài khoản Ngân hàng mang tên công ty mình sang tài khoản ngân hàng mang tên nhà cung cấp, do đó nếu chuyển tiền từ một tài khoản không mang tên mình hoặc chuyển tiền sang một tài khoản không mang tên công ty người bán trên hóa đơn thì đều không được khấu trừ thuế GTGT.

Tuy nhiên, trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (trường hợp của bạn) thì vẫn được khấu trừ GTGT đầu vào.

Trên đây là nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi, mong là bạn sớm giải quyết được các vướng mắc của mình.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
175 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào