Những điều nào cần làm đối với doanh nghiệp lữ hành để thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch?

Tôi tên là Hoàng Tuấn Minh, SĐT: 09877***, tôi muốn hỏi: Những điều nào cần làm đối với doanh nghiệp lữ hành để thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch? Tôi làm việc trong ngành du lịch. Tôi được biết hiện nay đã có quy định chính thức về Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch nhưng do không có điều kiện tìm hiểu nên không rõ lắm. Nay tôi có câu hỏi như trên. Gửi tới quý anh chị, rất mong sớm nhận được phản hồi. Trân trọng.

Những điều cần làm đối với doanh nghiệp lữ hành để thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch được hướng dẫn tại Điều 5 Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch ban hành kèm theo Quyết định 718/QĐ-BVHTTDL, theo đó:

Điều 5. Những điều cần làm đối với doanh nghiệp lữ hành

Mục 1. Nội dung quy tắc ứng xử

1. Tuân thủ pháp luật về kinh doanh lữ hành và pháp luật liên quan.

2. Tư vấn đầy đủ thông tin, trung thực về chương trình du lịch, dịch vụ cung cấp cho khách du lịch.

3. Đảm bảo cung cấp các dịch vụ theo đúng chương trình du lịch đã cam kết bán cho khách du lịch.

4. Sử dụng dịch vụ uy tín, đảm bảo chất lượng, an toàn để phục vụ khách.

5. Cạnh tranh lành mạnh, giữ uy tín trong quan hệ với khách hàng, đối tác.

6. Hỗ trợ khách du lịch trong trường hợp xảy ra tai nạn, rủi ro khi đi du lịch.

7. Giải thích, hướng dẫn, nhắc nhở khuyến cáo khách du lịch về môi trường, văn hóa, tập quán, quy định pháp luật trước và trong quá trình đi du lịch.

8. Sử dụng hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn và có kinh nghiệm để phục vụ khách.

9. Xây dựng thương hiệu, sản phẩm dịch vụ du lịch chất lượng phục vụ khách.

10. Ủng hộ hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm, đóng góp cho kinh tế địa phương.

11. Không tổ chức chương trình du lịch tới những nơi không đảm bảo an ninh, an toàn cho khách, những nơi đang xảy ra thiên tai, dịch bệnh.

12. Không để người nước ngoài lợi dụng “núp bóng” kinh doanh lữ hành bất hợp pháp.

13. Không sử dụng thương hiệu, sản phẩm, hình ảnh của doanh nghiệp lữ hành khác để quảng cáo cho sản phẩm của mình.

14. Không được “bỏ rơi”, thiếu trách nhiệm với khách du lịch.

15. Không lợi dụng, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch.

16. Không có thái độ và hành vi phân biệt đối xử với khách du lịch.

Mục 2. Tóm tắt nội dung quy tắc

1. Tuân thủ pháp luật về kinh doanh lữ hành.

2. Tư vấn trung thực, đầy đủ về chương trình du lịch và các dịch vụ.

3. Cung cấp đầy đủ dịch vụ theo chương trình du lịch đã cam kết.

4. Sử dụng dịch vụ uy tín, chất lượng, an toàn để phục vụ khách.

5. Cạnh tranh lành mạnh, uy tín.

6. Tích cực hỗ trợ khách du lịch trong trường hợp xảy ra rủi ro.

7. Hướng dẫn, khuyến cáo về quy định pháp luật, tập quán nơi đến trước và trong quá trình đi du lịch.

8. Sử dụng hướng dẫn viên được cấp thẻ và có kinh nghiệm.

9. Xây dựng thương hiệu lữ hành.

10. Ủng hộ du lịch có trách nhiệm, đóng góp cho kinh tế địa phương.

11. Không tổ chức đưa khách tới nơi không đảm bảo an toàn.

12. Không để người nước ngoài lợi dụng “núp bóng” kinh doanh.

13. Không sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp lữ hành khác quảng bá cho sản phẩm của mình.

14. Không được “bỏ rơi”, thiếu trách nhiệm với khách.

15. Không thu lợi bất hợp pháp từ khách.

16. Không phân biệt đối xử với khách.

Mục 3. Thông điệp về ứng xử văn minh đối với doanh nghiệp lữ hành

▪ Chuyên nghiệp

▪ Uy tín

▪ Chất lượng

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về Những điều cần làm đối với doanh nghiệp lữ hành để thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch, được quy định tại Quyết định 718/QĐ-BVHTTDL. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh trên không gian mạng cung cấp dịch vụ liên tục thông qua giao dịch từ xa phải cung cấp những thông tin nào cho người tiêu dùng?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ năm 2025, điều tra doanh nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cục Thuế doanh nghiệp lớn cảnh báo tình trạng giả mạo thông tin cơ quan thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng kê vàng tiền tệ dùng cho doanh nghiệp theo Thông tư 200?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thẻ quầy hàng dùng cho doanh nghiệp theo Thông tư 200?
Hỏi đáp Pháp luật
Những ngành nào được loại trừ khỏi phạm vi điều tra doanh nghiệp từ năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên cả nước là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ nhật ký sổ cái áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp được rút khỏi thỏa ước lao động tập thể ngành mà không cần sự đồng ý của tất cả người sử dụng lao động khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế mới nhất năm 2024 dành cho doanh nghiệp, ĐVKD?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Thư Viện Pháp Luật
282 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào