Người lao động bị tai nạn giao thông được hưởng chế độ như thế nào?

Người lao động bị tai nạn giao thông được hưởng chế độ như thế nào? Vợ tôi bị tai nạn giao thông đứt dây chằng chéo (tự té, có xác nhận của Công An thị trấn) và đã phẫu thuật ở bệnh viện chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi xuất viện, bệnh viện có cấp cho chứng nhận thương tật. Cho tôi hỏi với trường hợp này có thanh toán được bảo hiểm thanh toán chế độ gì hay không, nếu có thì thủ tục như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Căn cứ Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

"Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Điều 40 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động như sau:

Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:

a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Như vậy, một trong những điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động từ quỹ bảo hiểm xã hội là phải thuộc trường hợp được xác định là tai nạn lao động; không phải do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân, hay do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khẻo của bản thân; hoặc do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Trường hợp vợ bạn bị tai nạn giao thông đứt dây chằng; nếu vợ bạn thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015, không thuộc 01 trong các trường hợp theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 đồng thời vợ bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì vợ bạn sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Nếu vợ bạn được hưởng chế độ tai nạn lao động thì vợ bạn chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 57 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 để hưởng chế độ như sau:

- Sổ bảo hiểm xã hội.

- Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Nơi thực hiện thủ tục hành chính: Phòng lao động thương binh xã hội nơi công ty vợ bạn đang công tác.

Về mức hưởng chế độ tai nạn lao động, tùy từng mức suy giảm khả năng lao động sẽ có mức hưởng khác nhau. Vợ bạn có thể tham khảo quy định tại Điều 46 và Điều 47 Luật bảo hiểm xã hội 2014 để biết rõ mức hưởng.

Về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: Điều 13 Nghị định 103/2008/NĐ-CP quy định các trường hợp loại trừ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe cơ giới như sau:

"Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:

1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe, hoặc của người bị thiệt hại.

2. Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.

3. Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe.

4. Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.

5. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.

6. Chiến tranh, khủng bố, động đất.

7. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.”

Theo thông tin bạn cung cấp, vợ của bạn đi xe tự bị ngã, nếu có mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc dành cho xe cơ giới nếu không thuộc trường hợp cố ý bị ngã hoặc các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định 103/2008/NĐ-CP thì sẽ được hưởng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

- Hồ sơ hưởng bồi thường gồm:

+ Tài liệu liên quan đến xe, lái xe;

+ Các giấy tờ chứng minh thiệt hại về người và tài sản;

+ Tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn.

- Nơi thực hiện thủ tục hành chính: cơ quan bảo hiểm nơi vợ bạn đang mua bảo hiểm để yêu cầu giải quyết.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về chế độ dành cho người lao động bị tai nạn giao thông. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Người lao động
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Có được thay đổi vị trí làm việc của người lao động sau khi nghỉ thai sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do bị tạm giam có được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu giới thiệu việc làm mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng thanh toán tiền lương, phụ cấp dùng cho Ủy ban nhân dân xã mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính lương người lao động đi làm vào ngày Lễ Quốc khánh 02/9?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người lao động không được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạt tiền từ 100 đến 150 triệu đồng nếu ngược đãi người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt giới tính khi bố trí nơi làm việc sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Người học nghề, người tập nghề phải đủ bao nhiêu tuổi? Người sử dụng lao động tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề, tập nghề bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Thư Viện Pháp Luật
210 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào