Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp trong hoạt động tương trợ tư pháp được quy định như thế nào?

Tôi tên là Nguyễn Thị Phúc, địa chỉ mail phuc_ng****@gmail.com, tôi muốn hỏi: Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp trong hoạt động tương trợ tư pháp được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Tôi có một người bạn hiện đang làm công tác tương trợ tư pháp. Vì một số lý do liên quan tới công việc nên tôi cũng có tìm hiểu các quy định về nội dung này. Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Tôi xin cảm ơn và sớm nhận được câu trả lời!

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp trong hoạt động tương trợ tư pháp được hướng dẫn tại Điều 6 Nghị định 92/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tương trợ tư pháp.

Theo đó, Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tương trợ tư pháp; ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp; phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch hướng dẫn hoạt động tương trợ tư pháp.

2. Phối hợp với cơ quan đề xuất ký kết điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm về ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp theo quy định tại các Điều 63, 64, 65 và 66 của Luật Tương trợ tư pháp; chủ trì đàm phán các hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự; phối hợp với Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan đàm phán các hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan lập kế hoạch triển khai thực hiện các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trình Chính phủ quyết định; tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự; phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.

3. Chủ trì, phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao tổ chức các lớp bồi dưỡng pháp luật trong nước, điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp, hướng dẫn nghiệp vụ hoạt động tương trợ tư pháp cho các cán bộ thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp.

4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật về tương trợ tư pháp.

5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Toà án nhân dân tối cao tổ chức đoàn liên ngành kiểm tra việc thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự tại các Toà án nhân dân và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Tòa án nhân dân tối cao kiểm tra việc thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù nhằm phát hiện kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật liên quan.

6. Chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao tổ chức các cuộc họp định kỳ để trao đổi thông tin, thảo luận, quyết định các biện pháp phối hợp giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện tương trợ tư pháp.

7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổng kết, báo cáo Chính phủ về hoạt động tương trợ tư pháp hàng năm theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp trong hoạt động tương trợ tư pháp, được quy định tại Nghị định 92/2008/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Bộ Tư pháp
Hỏi đáp mới nhất về Bộ Tư pháp
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi trong lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Đường dây nóng của Bộ Tư pháp để phản ánh về tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào? Nhiệm vụ của Bộ Tư pháp trong hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp?
Hỏi đáp pháp luật
có được xét chuyển cán bộ tư pháp xã?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của cán bộ tư pháp
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp liên quan đến vốn ODA, vốn ưu đãi
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Tư pháp trong quản lý nhà nước về thi hành án hành chính
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Tư pháp khi người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong phòng, chống mua bán người
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ Tư pháp
Thư Viện Pháp Luật
205 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ Tư pháp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ Tư pháp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào