Tài khoản Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ trong kế toán Doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Tài khoản 171 - Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ trong kế toán Doanh nghiệp được quy định như thế nào? Chào mọi người, em có một vấn đề hi vọng được các anh chị trong Thư ký luật giải đáp. Em hiện đang theo học thêm văn bằng về Kế toán- Kiểm toán. Em có rất nhiều những thắc mắc về các quy định pháp luật liên quan, mặc dù đã tìm hiểu sơ qua nhưng vẫn còn nhiều điều chưa rõ. Em muốn hỏi: Tài khoản 171 - Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ trong kế toán Doanh nghiệp được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào hướng dẫn về điều này? Em xin cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời! Tuấn Hưng, Tp.HCM.

Tài khoản 171 - Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ trong kế toán Doanh nghiệp được hướng dẫn tại Điều 33 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành, theo đó:

1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh các giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ phát sinh trong kỳ. Tài khoản này chỉ ghi nhận giá trị của hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ, không ghi nhận khoản coupon mà bên mua nhận hộ bên bán tại (các) thời điểm nằm trong thời hạn hợp đồng.

b) Doanh nghiệp phải chấp hành đúng các qui định về hình thức giao dịch, thời hạn giao dịch và thu nhập từ trái phiếu Chính phủ trong giao dịch mua bán lại được qui định tại các cơ chế tài chính hiện hành về giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ.

c) Bên mua trái phiếu theo hợp đồng mua bán lại không được ghi nhận là khoản doanh thu khi nhận khoản coupon trái phiếu của bên bán tại (các) thời điểm nằm trong thời hạn của giao dịch mua bán lại mà ghi nhận là khoản phải trả, phải nộp khác.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 171 - Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ

Bên Nợ:

- Giá trị trái phiếu Chính phủ mua lại của bên bán khi hết hạn hợp đồng;

- Giá trị trái phiếu khi mua của bên mua khi hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ có hiệu lực;

- Phân bổ số chênh lệch giữa giá bán lại và giá mua trái phiếu Chính phủ theo hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ đối với bên mua.

Bên Có:

- Giá trị trái phiếu Chính phủ khi bán theo hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ của bên mua khi hết hạn hợp đồng;

- Giá trị trái phiếu khi bán của bên bán khi hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ có hiệu lực;

- Phân bổ số chênh lệch giữa giá bán lại và giá mua lại trái phiếu Chính phủ theo hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ đối với bên bán.

Số dư bên Nợ: Giá trị trái phiếu Chính phủ của bên mua khi chưa kết thúc thời hạn hợp đồng mua bán lại.

Số dư bên Có: Giá trị trái phiếu Chính phủ của bên bán khi chưa kết thúc thời hạn hợp đồng mua bán lại.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

3.1. Kế toán đối với bên bán trái phiếu Chính phủ theo hợp đồng mua bán lại (Repo)

a) Khi hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ có hiệu lực, ghi:

Nợ TK 111,112 (số tiền theo giá bán)

Có TK 171 - Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ.

b) Định kỳ, bên bán phân bổ số chênh lệch giữa giá bán và giá mua lại trái phiếu Chính phủ của hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ vào chi phí, ghi:

Nợ TK 635- Chi phí tài chính (đơn vị khác công ty chứng khoán)

Có TK 171 - Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ (thời gian phân bổ phù hợp với thời gian của hợp đồng).

c) Khi kết thúc thời hạn hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ, công ty nhận lại chứng khoán và thanh toán tiền ghi trong hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ, ghi:

Nợ TK 171 - Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ

Có TK 111,112 (theo giá mua lại ghi trong hợp đồng).

d) Khi bên mua thanh toán cho bên bán số coupon mà bên mua nhận hộ bên bán tại (các) thời điểm nằm trong thời hạn hợp đồng, bên bán ghi:

Nợ các TK 111,112,138

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (đơn vị khác công ty chứng khoán) (số coupon của trái phiếu).

3.2. Kế toán đối với bên mua trái phiếu Chính phủ theo hợp đồng mua bán lại (Repo)

a) Khi hợp đồng có hiệu lực, căn cứ vào chứng từ xuất tiền và các chứng từ khác, ghi:

Nợ TK 171 - Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ

Có TK 111, 112 (số tiền phải trả theo giá mua).

b) Định kỳ, bên mua phân bổ số chênh lệch giữa giá bán lại và giá mua trái phiếu Chính phủ của hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ vào doanh thu, ghi:

Nợ TK 171 - Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (đơn vị khác công ty chứng khoán) (phân bổ theo thời gian của hợp đồng).

c) Khi nhận được coupon của trái phiếu của bên bán tại (các) thời điểm nằm trong thời hạn hợp đồng, ghi:

Nợ TK 111,112, ...

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388).

d) Khi kết thúc thời hạn của hợp đồng ghi:

Nợ các TK 111,112,138

Có TK 171 - Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ.

Đồng thời thực hiện các thủ tục thanh toán lại số coupon của trái phiếu của bên bán tại (các) thời điểm nằm trong thời hạn hợp đồng mà bên mua nhận hộ, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

Có TK 111,112...

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về tài khoản 171 - Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ trong kế toán Doanh nghiệp, được quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Doanh nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh trên không gian mạng cung cấp dịch vụ liên tục thông qua giao dịch từ xa phải cung cấp những thông tin nào cho người tiêu dùng?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ năm 2025, điều tra doanh nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cục Thuế doanh nghiệp lớn cảnh báo tình trạng giả mạo thông tin cơ quan thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng kê vàng tiền tệ dùng cho doanh nghiệp theo Thông tư 200?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thẻ quầy hàng dùng cho doanh nghiệp theo Thông tư 200?
Hỏi đáp Pháp luật
Những ngành nào được loại trừ khỏi phạm vi điều tra doanh nghiệp từ năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên cả nước là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ nhật ký sổ cái áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp được rút khỏi thỏa ước lao động tập thể ngành mà không cần sự đồng ý của tất cả người sử dụng lao động khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế mới nhất năm 2024 dành cho doanh nghiệp, ĐVKD?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Thư Viện Pháp Luật
269 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào