Muốn được cấp hộ chiếu nhanh, cần làm gì?
Một trường hợp thường gặp khác là sử dụng giấy tờ quá niên hạn. Theo quy định, để đơn giản hóa thủ tục cho người dân, đối với những người không phải là cán bộ, công chức nhà nước hoặc lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi nộp hồ sơ đề nghị cấp HC mới chỉ cần xuất trình chứng minh thư nhân dân và giấy tờ về hộ khẩu hợp lệ thì tờ khai không cần xác nhận của Trưởng công an phường, xã nơi đăng ký hộ khẩu. Nhiều người dân khi đến làm HC xuất trình đủ các giấy tờ này, nhưng giấy chứng minh thư nhân dân đã làm quá 15 năm nên lại phải về địa phương xin xác nhận tờ khai, rất mất thời gian, nhất là với người dân ở tỉnh.
Liên quan đến thời hạn hiệu lực của giấy tờ là hình ảnh kèm HC. Quy định ảnh làm HC là ảnh 4 x 6 cm mặt nhìn thẳng, để đầu trần và chụp không quá 6 tháng để bảo đảm nhận diện chính xác. Người nộp kèm hình ảnh nhỏ hơn kích thước quy định góc chụp không đúng quy định và ảnh chụp đã quá lâu cũng sẽ không được chấp thuận. Một lưu ý nhỏ khác, nhưng rất có tác dụng hỗ trợ cho người cần cấp, đổi HC là nên ghi đầy đủ số điện thoại hoặc fax của mình để cán bộ cấp, đổi HC có thể liên hệ khi có những phát sinh khẩn cấp.
Liên quan đến thủ tục gia hạn, bổ sung, sửa đổi cấp đổi hoặc cấp lại HC, "lỗi" thường gặp là nhiều trường hợp mất HC hoặc HC để quá hạn sử dụng 1 năm trở lên đến xin cấp lại, lại khai theo TK2 là không hợp lệ. Các trường hợp này phải làm thủ tục đề nghị cấp HC như lần đầu, tức sử dụng mẫu TK1.
Riêng các trường hợp bị mất HC phải làm ngay đơn trình báo mất HC cho công an phường, xã nơi bị mất HC (chứ không phải nơi cư trú như mọi người vẫn làm), đồng thời phải thông báo ngay cho Phòng quản lý xuất nhập cảnh địa phương hoặc Cục quản lý xuất nhập cảnh biết, như vậy HC đã báo mất sẽ không còn giá trị.
Trong thủ tục xuất nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, chúng ta đã có hai đổi mới được người nước ngoài đánh giá rất cao.
Thứ nhất, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, khi vào đến cửa khẩu quốc tế, công an cửa khẩu đóng luôn dấu cư trú. Người đã được đóng dấu cư trú khi vào nội địa chỉ cần trình báo với lễ tân khách sạn nơi tạm trú, không phải đến trình báo cơ quan chức năng địa phương như trước đây.
Thứ hai, người nước ngoài khi đến làm việc, công tác học tập... tại Việt Nam từ 2 năm trở lên sẽ được cấp thẻ tạm trú có thời hạn 3 năm thay vì phải đi gia hạn như trước đây. Hết thời hạn 3 năm, nếu tiếp tục ở lại Việt Nam sẽ được cấp thẻ khác.
Đối với người nước ngoài làm ăn, sinh sống tại Việt Nam đã được cấp thẻ tạm trú trước đây nay được cấp thẻ thường trú và sử dụng thẻ thường trú này ra vào Việt Nam không cần HC, thị thực.
Ngoài ra trước đây, một số trường hợp gia hạn thời gian lưu trú của Việt kiều nếu kéo dài quá lâu có thể là do địa phương được phân cấp giải quyết nhưng chưa biết lại chỉ về Cục, Cục lại chỉ về địa phương. Nay quy trình này đã được chấn chỉnh: dù Việt kiều nộp ở đâu, dù không đúng quy định, cũng sẽ được tiếp nhận, giải quyết ngay, không chỉ qua lại lòng vòng.
Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông đối với công dân Việt Nam trong nước 1. Thủ tục cấp hộ chiếu lần đầu: - Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu (theo mẫu TK1). - 3 ảnh 4 x 6 cm, chụp không quá 6 tháng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần. - Đối với trẻ em cấp chung hộ chiếu thì nộp giấy khai sinh và 3 ảnh cỡ 3 x 4 cm. Ngoài hồ sơ chung, tùy từng đối tượng cụ thể có quy định riêng về thủ tục như: a. Đối với người là cán bộ, công nhân viên chức, quân nhân thuộc biên chế của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang (kể cả diện hợp đồng dài hạn từ 1 năm trở lên) được quy định tại điểm a, khoản 1, điều 9, Nghị định 05: - Việc xác nhận trên tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu (TK1) do thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ quản thực hiện (xác nhận ảnh và nội dung trong tờ khai). - Văn bản cử đi nước ngoài về việc công hoặc cho phép đi nước ngoài về việc riêng của người có thẩm quyền cử hoặc cho phép đi nước ngoài. b. Nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài: - Tờ khai để cấp hộ chiếu (TK1) có xác nhận và dấu giáp lai ảnh của Trưởng công an phường, xã, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn. - Văn bản cử đi nước ngoài về việc công hoặc cho phép đi nước ngoài về việc riêng của thủ trưởng doanh nghiệp. c. Đối với người không thuộc diện nêu ở mục a và b trên: - 2 tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông (TK1) có xác nhận và dấu giáp lai ảnh của Trưởng công an phường, xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn. - Nếu người đề nghị cấp hộ chiếu xuất trình đầy đủ giấy chứng minh nhân dân và giấy tờ về hộ khẩu hợp lệ, thì tờ khai không cần phải có xác nhận của Trưởng công an phường, xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn. d. Đối với trẻ em dưới 16 tuổi: + Trường hợp xin cấp riêng hộ chiếu: - Thủ tục làm theo hướng dẫn tại mục c trên đây. - Ở cuối tờ khai của trẻ (TK1), cha, mẹ hoặc người đỡ đầu phải ký, ghi rõ họ tên, quan hệ với đứa trẻ và phải nộp kèm theo giấy tờ pháp lý chứng minh mối quan hệ với đứa trẻ (nếu là cha hoặc mẹ đẻ ký tên thì kèm theo bản sao có công chứng giấy khai sinh, nếu là cha hoặc mẹ nuôi hoặc người đỡ đầu ký tên thì kèm theo giấy tờ pháp lý chứng nhận là cha, mẹ nuôi hoặc người đỡ đầu của đứa trẻ). + Nếu cha, mẹ hoặc người đỡ đầu có yêu cầu được cấp chung hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu (TK1) của cha, mẹ hoặc người đỡ đầu, kèm theo bản sao có công chứng giấy khai sinh của trẻ em đó. Trường hợp trẻ em đi cùng cha, mẹ nuôi hoặc người đỡ đầu, thì ngoài bản sao có công chứng giấy khai sinh, cần kèm theo giấy tờ pháp lý chứng nhận người đề nghị cấp hộ chiếu là cha, mẹ nuôi hoặc người đỡ đầu của đứa trẻ. - Trường hợp trẻ em có cha, mẹ hoặc người đỡ đầu là người thuộc diện nêu ở mục A, thì ảnh của trẻ em đó phải có dấu giáp lai cơ quan chủ quản của cha, mẹ hoặc người đỡ đầu. e. Thủ tục gia hạn, bổ sung, sửa đổi, cấp đổi hoặc cấp lại hộ chiếu: - 1 tờ khai đề nghị gia hạn, bổ sung, sửa đổi, cấp đổi hộ chiếu phổ thông (theo mẫu TK2). Nếu xin gia hạn, bổ sung, sửa đổi hộ chiếu thì dán 1 tấm ảnh vào tờ khai, nếu xin cấp đổi hộ chiếu thì kèm theo 3 tấm ảnh mới chụp không quá 6 tháng, cỡ 4 x 6 cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần. - Trường hợp xin sửa đổi chi tiết nhân thân ghi trong hộ chiếu (như họ tên, ngày sinh, nơi sinh...), phải kèm theo giấy tờ có giá trị pháp lý về việc thay đổi chi tiết nhân thân đó. - Những trường hợp mất hộ chiếu xin cấp lại, hoặc đã quá hạn 1 năm trở lên mới xin gia hạn hoặc xin cấp đổi thì phải làm thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu như lần đầu. 2. Nơi nộp hồ sơ, nhận kết quả: 1. Đối với những trường hợp thuộc mục a, b, e: Hồ sơ nộp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an: + Tại Hà Nội: 40A Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: 04.8245055/8260922 + Tại Đà Nẵng: Số 7 Trần Quý Cáp, TP Đà Nẵng, số điện thoại: 07511.823383. + Tại TP HCM: 254 Nguyễn Trãi, quận 1, TP HCM, số điện thoại: 08. 9201701. Những trường hợp không đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh để nộp hồ sơ và nhận kết quả được, có thể nộp tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh địa phương. 2. Đối với những trường hợp thuộc các mục c, d trên đây: Hồ sơ nộp tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố. Trong trường hợp cần thiết, người đề nghị cấp hộ chiếu có thể xin nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh. 3. Thời gian giải quyết hồ sơ: - Không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với đối tượng thuộc mục 2.1.a, 2.1.b, 2.1.e. - Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với đối tượng thuộc mục 2.1.c, 2.1.d. Trường hợp đến ngày trả kết quả mà người đề nghị chưa nhận được hộ chiếu, có quyền yêu cầu cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả lời lý do bằng văn bản (nộp hồ sơ ở đâu thì cơ quan xuất nhập cảnh nơi đó có trách nhiệm trả lời). |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.