Chi phí hoạt động mua bán nợ, tài sản của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam

Chi phí hoạt động mua bán nợ, tài sản của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam được quy định như thế nào? Chào mọi người, em có một vấn đề hi vọng được các anh chị trong Thư ký luật giải đáp. Em rất quan tâm tới các quy định về quản lý tài sản của DATC - Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam. Do một số liên quan trong công việc nên em cũng có tìm hiểu sơ qua các quy định pháp luật về vấn đề này. Cho em hỏi: Chi phí hoạt động mua bán nợ, tài sản của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp em. Xin cám ơn! Đức Nghĩa, Tp.HCM.

Chi phí hoạt động mua bán nợ, tài sản của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 21 Quy chế quản lý tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 134/2016/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành, theo đó: 

Chi phí hoạt động mua bán nợ, tài sản bao gồm

- Giá gốc mua nợ kết chuyển chi phí trong kỳ được quy định cụ thể như sau:

+ Trường hợp khoản nợ được thu hồi một lần hoặc bán:

(i) Trường hợp khoản nợ được bán hoặc thu hồi bằng tiền một lần, thực hiện kết chuyển toàn bộ giá gốc mua khoản nợ đó vào chi phí trong kỳ.

(ii) Trường hợp bán nợ doanh thu thu được từ việc bán nợ nhỏ hơn giá gốc mua nợ tương ứng, kết chuyển toàn bộ giá gốc mua nợ còn lại vào chi phí trong kỳ.

+ Trường hợp khoản nợ được thu hồi nhiều lần:

(i) Trường hợp doanh thu thu được từ việc xử lý nợ (thu nợ từ khách nợ; khai thác, bán tài sản đảm bảo của khoản nợ) lớn hơn giá gốc mua nợ tại thời điểm xử lý thu hồi: thực hiện kết chuyển toàn bộ giá gốc mua nợ vào chi phí trong kỳ.

(ii) Trường hợp doanh thu thu được từ việc xử lý nợ (thu nợ từ khách nợ; khai thác, bán tài sản đảm bảo của khoản nợ) nhỏ hơn giá gốc mua nợ tại thời điểm xử lý thu hồi: thực hiện kết chuyển một phần giá gốc mua nợ vào chi phí trong kỳ bằng số tiền thực tế thu được từ việc xử lý khoản nợ. Phần còn lại của giá gốc mua nợ được tiếp tục kết chuyển vào chi phí theo nguyên tắc nêu trên khi khoản nợ tiếp tục được xử lý thu hồi.

- Chi phí hoạt động mua, bán tài sản: bao gồm giá gốc mua tài sản và các chi phí khác có liên quan (chi phí vận chuyển tài sản, sửa chữa, nâng cấp tài sản, tiền thuê đất....) được hạch toán khi có phát sinh thu nhập từ việc xử lý tài sản như sau:

+ Trường hợp bán tài sản: thực hiện kết chuyển toàn bộ chi phí mua tài sản đó vào chi phí trong kỳ.

+ Trường hợp cho thuê tài sản: DATC thực hiện trích khấu hao tài sản và hạch toán các chi phí có liên quan vào chi phí trong kỳ phù hợp với quy định.

- Chi phí trực tiếp hoạt động xử lý nợ, tài sản, tái cơ cấu doanh nghiệp:

+ Chi trích lập, hoàn nhập (nếu có) các khoản dự phòng nợ, tài sản, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư theo quy định tại Quy chế này;

+ Chi phí thuê dịch vụ bên ngoài liên quan đến xử lý nợ, tài sản:

(i) Chi phí bảo vệ tài sản;

(ii) Chi phí thẩm định giá, chi phí tổ chức bán đấu giá khoản nợ, tài sản để bán, cho thuê, góp vốn, liên danh, liên kết, hợp tác kinh doanh bằng nợ, tài sản;

(iii) Chi phí thẩm định giá, chi phí tổ chức bán đấu giá khi thực hiện chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính;

(iv) Chi phí thuê kiểm toán độc lập;

(v) Chi phí đòi nợ thuê;

(vi) Phí thi hành án;

(vii) Phí tham gia tố tụng, hình sự (nếu có);

(viii) Chi phí dịch vụ quảng cáo, đăng báo;

(ix) Chi phí cho các dịch vụ khác liên quan đến xử lý nợ, tài sản.

+ Chi phí cho cán bộ DATC được cử biệt phái tại các doanh nghiệp có vốn góp của DATC hoặc các doanh nghiệp đang trong giai đoạn tái cơ cấu (chi phí đi lại, chi phí thuê chỗ ở,...);

+ Chi phí khác liên quan đến hoạt động xử lý nợ, tài sản, tái cơ cấu doanh nghiệp.

+ Phí lưu ký; phí giao dịch khi thực hiện chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về chi phí hoạt động mua bán nợ, tài sản của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam, được quy định tại Quy chế quản lý tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 134/2016/TT-BTC. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Công ty trách nhiệm hữu hạn
Hỏi đáp mới nhất về Công ty trách nhiệm hữu hạn
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định chuyển đổi Công ty con chưa chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên từ ngày 01/9/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai không được thành lập công ty TNHH một thành viên? Chủ tịch công ty TNHH một thành viên do ai bổ nhiệm?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có quyền yêu cầu triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì? Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty TNHH gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ đăng ký thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh dịch vụ kiểm toán cần có mức vốn pháp định là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn
Hỏi đáp pháp luật
Chuyển vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn
Hỏi đáp pháp luật
Chuyển nhượng số vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn 3 thành viên
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công ty trách nhiệm hữu hạn
Thư Viện Pháp Luật
749 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào