Có thể sa thải vì nghỉ đình công đòi tăng lương?
Điều 215 Bộ luật lao động 2012 quy định:
Những trường hợp đình công bất hợp pháp
- Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
- Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công.
- Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
- Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định.
- Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.
Đồng thời Điều 232 Bộ Luật lao động 2012 quy định:
Sau khi quyết định của tòa án về tính hợp pháp của cuộc đình công được công bố, nếu cuộc đình công là bất hợp pháp thì người lao động đang tham gia đình công phải ngừng ngay đình công và trở lại làm việc.
Và Điều 233 Bộ Luật lao động 2012 cũng nêu rõ:
Khi đã có quyết định của Toà án về cuộc đình công là bất hợp pháp mà người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc, thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp cuộc đình công của bạn đã bị tòa án tuyên là đình công bất hợp pháp nhưng vẫn tiếp tục thì có thể bị công ty xử lý kỷ luật sa thải. Ngoài ra, công ty không thể cho người lao động thôi việc nếu cuộc đình công là hợp pháp.
Trên đây là tư vấn về việc sa thải công nhân vì nghỉ đình công đòi tăng lương. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật lao động 2012 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.