Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao liên quan đến vốn ODA, vốn ưu đãi
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao liên quan đến vốn ODA, vốn ưu đãi đã được quy định cụ thể tại Điều 62 Nghị định 16/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao liên quan đến vốn ODA, vốn ưu đãi được quy định như sau:
1. Phối hợp với các cơ quan có liên quan, trên cơ sở chính sách đối ngoại chung, xây dựng và thực hiện chủ trương, phương hướng vận động vốn ODA, vốn vay ưu đãi, chính sách đối tác; tham gia vận động vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan chỉ đạo cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước ngoài hoặc tại tổ chức quốc tế tiến hành vận động vốn ODA, vốn vay ưu đãi, phù hợp với chủ trương, phương hướng vận động, quy hoạch, kế hoạch thu hút, điều phối, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi trong từng thời kỳ.
3. Tham gia đàm phán, góp ý kiến đối với dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi; kiểm tra đề xuất ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
4. Thực hiện các thủ tục đối ngoại về việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi; tổ chức lưu trữ, sao lục, công bố điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
5. Tham gia đánh giá chương trình, dự án theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
6. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện thủ tục ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao liên quan đến vốn ODA, vốn ưu đãi. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 16/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.