Các biện pháp ngăn chặn hoạt động sử dụng mạng để khủng bố là gì?

Tôi có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn như sau: Tôi đọc tin tức và biết được rằng, hiện nay việc sử dụng mạng internet để khủng bố ngày càng phổ biến và nguy hiểm. Vậy, nhà nước có quy định những biện pháp nào để ngăn chặn việc này không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật.

An toàn thông tin mạng là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về giải thích từ ngữ như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. An toàn thông tin mạng là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin.

Như vậy, có thể hiểu an toàn thông tin mạng là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin.

Các biện pháp ngăn chặn hoạt động sử dụng mạng để khủng bố là gì?

Pháp luật có quy định các biện pháp ngăn chặn hoạt động sử dụng mạng để khủng bố tại Điều 29 Luật An toàn thông tin mạng 2015. Cụ thể như sau:

Ngăn chặn hoạt động sử dụng mạng để khủng bố
1. Các biện pháp ngăn chặn hoạt động sử dụng mạng để khủng bố gồm:
a) Vô hiệu hóa nguồn Internet sử dụng để thực hiện hành vi khủng bố;
b) Ngăn chặn việc thiết lập và mở rộng trao đổi thông tin về các tín hiệu, nhân tố, phương pháp và cách sử dụng Internet để thực hiện hành vi khủng bố, về mục tiêu và hoạt động của các tổ chức khủng bố trên mạng;
c) Trao đổi kinh nghiệm và thực tiễn kiểm soát các nguồn Internet, tìm và kiểm soát nội dung của trang tin điện tử có mục đích khủng bố.
2. Chính phủ quy định chi tiết về trách nhiệm thực hiện và các biện pháp ngăn chặn hoạt động sử dụng mạng để khủng bố quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, các biện pháp ngăn chặn hoạt động sử dụng mạng để khủng bố gồm:

- Vô hiệu hóa nguồn Internet sử dụng để thực hiện hành vi khủng bố;

- Ngăn chặn việc thiết lập và mở rộng trao đổi thông tin về các tín hiệu, nhân tố, phương pháp và cách sử dụng Internet để thực hiện hành vi khủng bố, về mục tiêu và hoạt động của các tổ chức khủng bố trên mạng;

- Trao đổi kinh nghiệm và thực tiễn kiểm soát các nguồn Internet, tìm và kiểm soát nội dung của trang tin điện tử có mục đích khủng bố.

Các biện pháp ngăn chặn hoạt động sử dụng mạng để khủng bố là gì?

Các biện pháp ngăn chặn hoạt động sử dụng mạng để khủng bố là gì? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là gì?

Điều 28 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng như sau:

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
1. Tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Ngăn chặn thông tin phá hoại xuất phát từ hệ thống thông tin của mình; hợp tác xác định nguồn, đẩy lùi, khắc phục hậu quả tấn công mạng được thực hiện thông qua hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
b) Ngăn chặn hành động của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có mục đích phá hoại tính nguyên vẹn của mạng;
c) Loại trừ việc tổ chức thực hiện hoạt động trái pháp luật trên mạng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
2. Chính phủ quy định chi tiết về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

Theo đó, trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng thì trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gồm:

- Ngăn chặn thông tin phá hoại xuất phát từ hệ thống thông tin của mình; hợp tác xác định nguồn, đẩy lùi, khắc phục hậu quả tấn công mạng được thực hiện thông qua hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

- Ngăn chặn hành động của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có mục đích phá hoại tính nguyên vẹn của mạng;

- Loại trừ việc tổ chức thực hiện hoạt động trái pháp luật trên mạng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Trân trọng!

An ninh mạng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An ninh mạng
Hỏi đáp Pháp luật
Tham khảo kinh nghiệm quốc tế về quản lý KOL trên không gian mạng?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị thẩm định an ninh mạng như thế nào? Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia phải đáp ứng các điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách cài đặt vào mạng LAN nội bộ đơn giản nhất? Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành bộ tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cho camera giám sát?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự kiến phạt tiền lên tới 100 triệu đồng khi lập tài khoản mạng xã hội nhằm mục đích đăng thông tin sai sự thật, vu khống người khác?
Hỏi đáp Pháp luật
NCSC là cơ quan nào? Hướng dẫn cách kiểm tra địa chỉ IP của mình có dính mã độc hay không hoàn toàn miễn phí qua NCSC?
Hỏi đáp Pháp luật
Cục An ninh mạng là cơ quan thuộc Bộ Công an hay Bộ Quốc phòng? Trang thông tin chính thống của Cục An ninh mạng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Các hành vi nào được xem là hành vi tấn công mạng? Phát tán vi rút vào máy tính của người khác bị phạt như thé nào?
Hỏi đáp Pháp luật
An toàn thông tin mạng là gì? Các cấp độ an toàn hệ thống thông tin mạng hiện nay quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng không gian mạng bị cấm khi thực hiện các hành vi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An ninh mạng
Thư Viện Pháp Luật
1,529 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
An ninh mạng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An ninh mạng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào