Nghĩa vụ quân sự là gì?

Nghĩa vụ quân sự là gì? Tại sao phải đi nghĩa vụ quân sự? Tôi luôn nghe mọi người nói phải đi nghĩa vụ quân sự để bảo vệ Tổ quốc. Nhưng tôi luôn thắc mắc, có phải nghĩa vụ quân sự là đi lính không? Ngoài đi lính thì nghĩa vụ quân sự còn làm việc nào khác không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Tại Khoản 1 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định: "Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân."

Vì vậy, bạn nên hiểu rằng nghĩa vụ quân sự là bắt buộc, là một nghĩa vụ thiêng liêng để cống hiến cho tổ quốc. Thế nên Khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định như sau: "Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định."

Về các công việc được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự thì ngoài đi lính, còn nhiều công việc khác. Tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định:

Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:

a) Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;

b) Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;

c) Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;

d) Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

đ) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.

Trên đây là lý giải về cách hiểu nghĩa vụ quân sự. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Nghĩa vụ quân sự
Hỏi đáp mới nhất về Nghĩa vụ quân sự
Hỏi đáp Pháp luật
05 trường hợp bỏ khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 không bị xử phạt hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự 2025 là bao nhiêu tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Những năm sinh nào hết tuổi đi nghĩa vụ quân sự 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Các bệnh về Mắt không đủ tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ quân sự 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đi nghĩa vụ quân sự có được dùng điện thoại không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sức khỏe loại 3 có được miễn nghĩa vụ quân sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sinh năm nào thuộc diện gọi nhập ngũ năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ra quân vào năm 2025 được nhận bao nhiêu tiền trợ cấp xuất ngũ?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch khám nghĩa vụ quân sự 2025? Tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Công dân thuộc diện được miễn gọi nhập ngũ được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nghĩa vụ quân sự
Thư Viện Pháp Luật
190 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào