Việc đăng báo thông báo giải thể công ty cổ phần?
I. Hồ sơ và thủ tục giải thể công ty cổ phần
1. Hồ sơ giải thể cần có:
a. Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp (do người đại diện theo pháp luật ký).
Tải mẫu Thông báo tại đây.
b. Biên bản họp của đại hội đồng cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp
c. Quyết định của đại hội đồng cổ đông công ty về việc giải thể doanh nghiệp
Tải mẫu quyết định tại đây.
d. Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán;
Tải mẫu danh sách chủ nợ tại đây.
e. Danh sách người lao động hiện có và báo cáo quyền lợi hiện có của người lao động.
Tải mẫu danh sách người lao động tại đây.
f. Xác nhận của Ngân hàng về việc công ty đã đóng tài khoản
g. Tài liệu chứng minh công ty đã đăng bố cáo trên báo về việc giải thể doanh nghiệp
h.Thông báo của cơ quan thuế về việc doanh nghiệp đã đóng mã số thuế
i. Giấy chứng nhận của cơ quan công an về việc doanh nghiệp đã nộp con dấu (hoặc chưa đăng ký mẫu dấu).
k. Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và hai bản sao chứng thực giấy đề nghị này.
l. Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể trong đó doanh nghiệp phải cam kết đã thanh toán hết các khoản lương, trợ cấp, hoàn thành các nghĩa vụ của người sử dụng lao động.
m. Thông báo của cơ quan đăng ký kinh doanh về việc đóng cửa chi nhánh, văn phòng đại diện trong trường hợp công ty cổ phần có chi nhánh, Văn phòng đại diện. Nếu văn phòng đại diện trong cùng một tỉnh/thành phố thì doanh nghiệp nộp hồ sơ đóng cửa văn phòng đại diện cùng hồ sơ giải thể doanh nghiệp.
2. Thủ tục và các bước thực hiện:
a. Đại hội đồng cổ đông họp và thảo luận, ra quyết định về việc giải thể doanh nghiệp;
b. Căn cứ biên bản họp của đại hội đồng cổ đông, Chủ tịch hội đồng quản trị thay mặt đại hội đồng cổ đông ban hành quyết định về việc giải thể công ty.
c. Đăng báo bố cáo thông tin giải thể.
Việc đăng báo phải được thực hiện trước khi nộp hồ sơ giải thể công ty ít nhất 30 ngày, trong thời gian này, doanh nghiệp tiến hành các công việc tiếp theo như dưới đây:
d. Căn cứ đại hội đồng cổ đông, người có trách nhiệm lập phương án thanh lý tài sản/thanh toán nợ.
Với mỗi khoản nợ, khi thanh toán phải có biên bản thanh lý; đối với các tài sản của công ty phải được thanh lý và có biên bản thanh lý đính kèm.
Những tài sản có giá trị lớn mà đại hội đồng cổ đông bắt buộc phải đấu giá thì phải tuân thủ; các tài sản còn lại có thể thanh lý theo thỏa thuận và tuân thủ quy định về quản lý tài chính của công ty.
e. Thanh toán lương, chế độ lao động
- Giám đốc công ty lập danh sách người lao động và thanh toán các khoản lương/trợ cấp cho người lao động.
- Liên hệ cơ quan bảo hiểm chốt sổ bảo hiểm cho người lao động.
f. Tất toán và đóng các tài khoản ngân hàng (nếu đã mở tkhoản tại ngân hàng)
g. Liên hệ cơ quan thuế đóng mã số thuế.
Để thực hiện được việc này, doanh nghiệp phải được cơ quan thuế xác nhận không nợ thuế hay nói cách khác, doanh nghiệp phải thực hiện việc quyết toán thuế với cơ quan thuế. Đây là một công việc khó khăn và phức tạp nhất, hoàn thành việc này thì công việc gần như xong.
h. Liên hệ cơ quan công an để nộp lại đăng ký mẫu dấu và con dấu. Trường hợp công ty chưa khắc con dấu thì phải có xác nhận của cơ quan công an.
i. Nếu công ty cổ phần có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện thì phải tiến hành đóng cửa chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.
II. Dịch vụ tư vấn giải thể công ty cổ phần của Luật Tiền Phong
- Hỗ trợ doanh nghiệp tiến hành các công việc cần thiết để giải thể công ty như: cung cấp biểu mẫu họp, quyết định về việc giải thể; liên hệ với các cơ quan chức năng, các tổ chức, ngân hàng để đóng tài khoản;
- Đại diện công ty họp chủ nợ để đàm phán phương án thanh lý các khoản nợ, các hợp đồng;
- Hỗ trợ thực hiện thủ tục thanh lý tài sản;
- Hỗ trợ thủ tục nộp con dấu/đóng mã số thuế;
- Hỗ trợ thủ tục đăng báo;
- Hỗ trợ nộp hồ sơ giải thể lên cơ quan thẩm quyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.