Vi phạm hợp đồng kinh doanh thương mại

Công ty tôi và công ty B có ký kết một hợp đồng, theo đó công ty B sẽ cung cấp cho công ty tôi 1 lô hàng có xuất xứ từ Pháp, trị giá 500 triệu đồng. Hợp đồng cũng có quy định bên nào vi phạm sẽ bị phạt vi phạm là 8% giá trị hợp đồng, 2 bên sẽ không được viện bất kỳ lý do nào, kể cả lý do bất khả kháng đễ miễn trách nhiệm tài sản. Các tranh chấp phát sinh nếu không hòa giải được thì sẽ giải quyết tại TAND tỉnh Thái Nguyên. Thực hiện hợp đồng, công ty B giao hàng cho công ty tôi, nhưng khi kiểm tra chúng tôi nhận thấy lô hàng này không phải là do Pháp sản xuất và chúng tôi đã mời giám định với sự chứng kiến của đại diện bên B. Kết quả giám định chứng minh số hàng này không có xuất xứ từ Pháp mà là từ Trung Quốc. Xin hỏi luật gia, công ty tôi có quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng với bên B không, và nếu hủy bỏ hợp đồng, chúng tôi có được yêu cầu công ty B bồi thường thiệt hại không, vì chúng tôi đã bỏ lỡ rất nhiều hợp đồng với khách hàng chỉ vì công ty B không giao hàng đúng tiêu chuẩn. Công ty B có công văn giải trình rằng họ vi phạm hợp đồng là do một đối tác của họ và có đủ chứng cứ chứng minh, vậy công ty tôi có quyền yêu cầu phạt vi phạm công ty B không.?

 

A. Quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng: 

Căn cứ Điều 310, Luật Thương mại 2005: Đình chỉ thực hiện hợp đồng

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;

2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Nếu trong hợp đồng có các điều khoản về chấm dứt HĐ thì bạn căn cứ vào điều đó để chấm dứt. Nếu không, bên bạn phải chứng minh sự vi phạm về nghĩa vụ của bên kia.

Bên công ty bạn cũng có quyền yêu cầu buộc bên kia thực hiện đúng HĐ, tức là nhập lô hàng do Pháp sản xuất về.

B. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại:

Căn cứ Điều 303, Luật Thương mại 2005: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;

2. Có thiệt hại thực tế;

3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. 

Nếu bên bạn chứng minh được 3 điều kiện trên thì có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

C. Quyền yêu cầu phạt hợp đồng:

Căn cứ Điều 307, Luật Thương mại 2005:  Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại

1. Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

 Hợp đồng giữa hai bên có điều khoản thỏa thuận về phạt vi phạm HĐ nên bên bạn có quyền yêu cầu phạt HĐ.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào