Bố trí công việc sau khi nghỉ thai sản

Tôi làm Phòng kế toán cho công ty cổ phần từ năm 2003. Đến tháng 10-2015, sau 6 tháng nghỉ thai sản, công ty tự ý chuyển đổi tôi qua bộ phận Hành chính - nhân sự mà hoàn toàn không nói rõ lý do. Từ đó đến nay không tăng lương. Tháng 12-2015 và tháng 3-2016, tôi đề xuất tăng lương hai lần công ty vẫn không tăng. Tháng 6-2016, tôi viết đơn nghỉ việc lý do công ty không tăng lương. Như vậy, tôi có quyền khởi kiện công ty vi phạm luật lao động được không?

Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định về bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản tại Điều 158. Theo đó, lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Như vậy, pháp luật yêu cầu 2 điều kiện: (i) Phải bố trí công việc cho lao động nữ nghỉ thai sản; và (ii) Nếu phải làm công việc khác thì mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Công ty bạn đã tuân thủ được 2 điều kiện này. Tuy nhiên, tôi cho rằng, công ty bạn đã có sự tuân thủ về mặt nội dung, nhưng về mặt thủ tục thì chưa đảm bảo tuân thủ, bởi vì việc bố trí công việc mới có liên quan đến nội dung hợp đồng lao động đã được 2 bên ký kết. Theo đó, công ty cần phải ký lại phụ lục hợp đồng lao động hoặc một hợp đồng lao động mới quy định về nội dung công việc mới của bạn.

Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Việc điều chỉnh lương phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa bạn và công ty. Nếu công ty không đồng ý thì họ không có sự vi phạm pháp luật nào trừ phi mức lương công ty trả cho bạn thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. 

Bạn hoàn toàn có quyền chấm dứt hợp đồng lao động và có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền sau khi đã thực hiện thủ tục hòa giải. Tất nhiên, tòa án có chấp nhận yêu cầu của bạn hay không phụ thuộc vào chứng cứ chứng minh của bạn trình cho Hội đồng xét xử. Nhưng theo quan điểm cá nhân, công ty bạn không có hành vi vi phạm pháp luật nào về quyền của lao động nữ sau thai sản.

Chế độ thai sản
Hỏi đáp mới nhất về Chế độ thai sản
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2025, thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản tối đa là bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, thời gian lao động nữ hưởng chế độ thai sản sau khi hút thai là bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/7/2025, thời gian hưởng chế độ thai sản của lao động nam khi vợ sinh con là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghỉ thai sản có tính thứ 7 chủ nhật, ngày lễ Tết không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2025, được nghỉ phục hồi sức khỏe sau thai sản 07 ngày trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đóng BHXH tự nguyện bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với người đóng BHXH tự nguyện từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản từ ngày 1/7/2025 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 1/7/2025, lao động nữ sảy thai được nghỉ chế độ thai sản lên đến 50 ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ công chức viên chức được hưởng chế độ thai sản trong các trường hợp nào từ 01/7/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chế độ thai sản
Thư Viện Pháp Luật
724 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào