Thủ tục, quy định thời gian mở phiên tòa xét sử do tai nạn giao thông

Em muốn hỏi quy định thời gian, thủ tục để đưa ra xét sử một vụ tai nạn giao thông: Người nhà em bị tai nạn giao thông do gãy chân và phải phẫu thuật có kèm theo đinh chốt tủy, theo chỉ định của bác sỹ thì ít nhất là 18 tháng mới có thể tiểu phẫu để rút đinh. Vậy trong thời gian chấn thương chưa bình phục hoàn toàn, cơ thể còn phải có hỗ trợ bằng dụng cụ y tế, trong thời gian này người nhà em có nhất thiết phải ra tòa hay không? Quy định thời gian khởi tố một vụ án do tai nạn giao thông là bao lâu? Em rất cám ơn Luật sư rất nhiều./.

 

1. Thời gian khởi tố một vụ án hình sự trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, nếu có nhiều tình tiết phức tạp có thể dài thêm hai tháng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 103 Bộ Luật tố tụng hình sự về Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố:

"Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng".

2. Theo thông tin bạn cung cấp là người nhà bạn bị tại nạn giao thông nhưng trong vụ án này người nhà bạn tham gia tố tụng với một trong các địa vị pháp lý là bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người là chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Nếu người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử trong trường hợp sự vắng mặt của họ không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án.

Nếu thấy sự vắng mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo thủ tục tố tụng dân sự.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
210 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào