Tội xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan?
Theo Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, ta biết rằng: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Trong đó, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu; quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát song, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Các quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả và các quyền liên quan nói riêng được Nhà nước bảo vệ theo quy định pháp luật. Một người không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam dã vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan, thậm chí, có thể đã phạm tội xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan…
Theo quy định tại Điều 170a Bộ luật hình sự thì: Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan mà thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm:
a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
b) Phân phối đến công chứng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hau trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.