Ủy quyền sổ tiết kiệm của cha khi cha mất không để di chúc
1. Hợp đồng ủy quyền của bạn không còn hiệu lực
2. Quyền thừa kế di sản của cha bạn thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của bạn theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 676 BLDS bao gồm: ông bà nội bạn (nếu còn sống), mẹ bạn (nếu còn sống) và các anh em của bạn. Số tiền tiết kiệm của cha bạn thuộc về các thừa kế của cha bạn theo quy định pháp luật và phải có đồng thuận của các thừa kế thì mới rút được số tiền đó khỏi ngân hàng. Nếu các anh chị em bạn không thống nhất được việc phân chia số tiền đó thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định pháp luật về thừa kế.
Vậy cán bộ Ngân hàng giải quyết vụ việc và hướng dẫn bạn như vậy là đúng pháp luật.
Ðiều 589 BLDS năm 2005 quy định: "Chấm dứt hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng ủy quyền hết hạn;
2. Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
3. Bên ủy quyền, bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Ðiều 588 của Bộ luật này;
4. Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết."
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì một trong các bên chết là căn cứ chấm dứt hiệu lực của Hợp đồng ủy quyền. Do vậy, hợp đồng ủy quyền của cha bạn đối với bạn không còn hiệu lực kể từ thời điểm cha bạn qua đời, bạn không thể dùng hợp đồng ủy quyền đó để rút tiền được nữa.2. Quyền thừa kế di sản của cha bạn thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của bạn theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 676 BLDS bao gồm: ông bà nội bạn (nếu còn sống), mẹ bạn (nếu còn sống) và các anh em của bạn. Số tiền tiết kiệm của cha bạn thuộc về các thừa kế của cha bạn theo quy định pháp luật và phải có đồng thuận của các thừa kế thì mới rút được số tiền đó khỏi ngân hàng. Nếu các anh chị em bạn không thống nhất được việc phân chia số tiền đó thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định pháp luật về thừa kế.
Vậy cán bộ Ngân hàng giải quyết vụ việc và hướng dẫn bạn như vậy là đúng pháp luật.
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Thư Viện Pháp Luật
Chia sẻ trên Facebook