Công tác tiếp nhận thông báo lưu trú

Khi thực hiện công tác tiếp nhận thông báo lưu trú, cơ quan, người làm công tác đăng ký cư trú thực hiện những công việc gì?

1. Theo quy định của Luật cư trú thì lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú. Gia đình, nhà ở, khách sạn, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở khác khi có người từ đủ 14 tuổi trở lên đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an cấp xã. Người đến lưu trú có trách nhiệm xuất trình với người có trách nhiệm thông báo một trong những giấy tờ sau: giấy chứng minh nhân dân; hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng, giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp; giấy tờ do cơ quan cử đi công tác; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, giấy tờ khác chứng minh cá nhân. Việc thực hiện thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại. Thời gian lưu trú tùy thuộc vào nhu cầu của công dân. Người tiếp nhận thông báo lưu trú phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú và không cấp giấy chứng nhận lưu trú cho công dân
 
2. Theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 80/2011/TT-BCA, khi thực hiện công tác tiếp nhận thông báo lưu trú cơ quan, người làm công tác đăng ký cư rú thực hiện những công việc sau:
 
a) Trường hợp tiếp nhận thông báo lưu trú trực tiếp: Người làm công tác tiếp nhận thông báo lưu trú trực tiếp phải yêu cầu người có trách nhiệm thông báo lưu trú cung cấp thông tin và giấy tờ tùy thân của người đến lưu trú để có căn cứ ghi đầy đủ, chính xác thông tin về người đến lưu trú vào sổ tiếp nhận lưu trú. Trường hợp người đến lưu trú không có giấy tờ tùy thân thì người làm công tác tiếp nhận thông báo lưu trú đề nghị công dân cung cấp thông tin cá nhân bằng văn bản. Trường hợp nhiều người đến lưu trú theo đoàn tại cùng một thời gian, địa điểm thì đại diện đoàn có trách nhiệm lập danh sách và cung cấp thông tin của từng người trong đoàn.
 
b) Trường hợp tiếp nhận thông báo lưu trú qua điện thoại: Người làm công tác tiếp nhận thông báo lưu trú qua điện thoại phải hỏi và ghi rõ họ, tên, địa chỉ, số điện thoại của người thông báo lưu trú; hỏi và ghi đầy đủ, chính xác thông tin về người đến lưu trú vào sổ tiếp nhận thông tin lưu trú.
 
c) Trường hợp tiếp nhận thông báo lưu trú qua mạng máy tính: Người làm công tác tiếp nhạn thông báo lưu tú qua mạng máy tính phải kiểm ta các thông tin của người đến lưu trú và lưu lại đầy đủ các thông tin về người đến lưu trú như thông tin trong sổ tiếp nhận lưu trú
 
3. Theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật cư trú thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ; nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau. Do vậy, để chế độ thông tin, báo cáo về lưu trú được kịp thời, chính xác, khoản 4 Điều 22 Thông tư số 80/2011/T-BCA quy định như hàng ngày phải tập hợp tình hình, số liệu, thông tin lưu trú tại nơi tiếp nhận lưu trú do mình phụ trách và báo cáo Công an xã, phường, thị trấn trước 23 giờ hàng ngày. Trường hợp do yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự thì phải báo cáo ngay vè Công an xã, phường, thị trấn.
 
 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào