Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có

Nhiều người do tham nhũng, hoặc do buôn lậu, hoặc do buôn bán ma túy… mà giàu lên và đã hợp thức hóa đồng tiền cũng như tài sản đó bằng nhiều hình thức. Như vậy, Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định về tội này như thế nào?

Hành vi hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có là hành vi gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, mà còn trực tiếp xâm phạm đến trật tự công cộng, trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Hành vi hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có bằng cách thông qua các hoạt động tài chính, ngân hàng như gửi tiết kiệm tại các ngân hàng; đầu tư để sản xuất, kinh doanh; đầu tư vào các khu vui chơi giải trí; hoặc làm từ thiện như xây bệnh viện, trường học, xây nhà tình thương… nhằm che giấu nguồn gốc tài sản bất minh và qua hoạt động nhân đạo tạo cho họ một vỏ bọc vững chắc.

Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có được quy định tại Điều 251 BLHS:

Người nào thông qua nghiệp vụ tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác để hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc sử dụng tiền, tài sản đó vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế khác, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: Có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội nhiều lần.

Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 8 năm đến 15 năm.

Người phạm tội còn có thể bị tịch thu tài sản, phạt tiền đến ba lần số tiền hoặc giá trị tài sản được hợp pháp hóa, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Hỏi đáp Pháp luật
Tội phạm về kinh tế là gì? Tổng hợp các loại tội phạm kinh tế theo pháp luật hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội lừa dối khách hàng là gì? Tội lừa dối khách hàng phạt tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Các tội nào xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại?
Hỏi đáp pháp luật
Tội buôn lậu theo Bộ luật hình sự 1985 được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà đã được xóa án tích có được đăng ký hành nghề kế toán không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội cho vay nặng lãi bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có hành vi gian lận trong đấu thầu sẽ bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Vi phạm quy định đấu thầu mua sắm trang thiết bị giáo dục có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp pháp luật
Hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế có chịu TNHS không?
Hỏi đáp pháp luật
Bán thuốc chữa bệnh giả dẫn đến chết người có bị tù chung thân hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Thư Viện Pháp Luật
309 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào