Tự vệ bản thân khiến kẻ gây sự đi viện thì có tội hay không.

Em trai em bị một đối tượng đến gây sự, có đánh em trai em nhưng em trai em tránh được và để tự vệ bản thân em ấy có đánh lại đối tượng ( chỉ đấm cái ) hôm sau đối tượng bị đánh vẫn đi uống rượu bình thường, rồi tối không hiểu nguyên nhân vì sao đối tượng gây sự với em trai em đi viện và có làm đơn gửi lên công an huyện, gia đình em biết chuyện lên cũng tới gia đình nhà đối tượng nói chuyện tình cảm và đồng ý thanh toán tiền viện phí cho để cho gia đình đối tượng gây sự rút đơn về, thời gian đầu gia đình em đưa trước cho gia đình bên đối tượng gây sự 10 triệu để lo tiền viện phí , Bên kia nằm viện được 15 ngày thì ra viện bên kia đòi gia đình em thêm 50 triệu ( gọi là tổng chi phí ) chi phí viện hay jjjj đấy mà bên kia đưa ra gia đình em thấy rất bất hợp lý và có yêu cầu xác thực chi phí thì bên đó không đưa ra được. Vậy cho em hỏi trong trường hợp trên thì em có 3 câu hỏi ? 1, Em trai em có tội không ạ, và nếu có tội thì ở tội gì mức độ xử phạt như thế nào? 2, Đối tượng gây sự kia có tội không ạ, và nếu có tội thì ở tội gì mức độ xử phạt như thế nào? 3, Trong trường hợp em kể trên kia thì gia đình em lên xử lý như thế nào cho hợp lý nhất ạ ? vẫn tiếp tục bồi thường cho gia đình bên gia đình gây sự hay là đưa nhau ra pháp luật ạ? Em cảm ơn

Chào bạn!

1. Nếu thương tích của người bị đánh kia từ 11 % trở lên hoặc dưới 11 % nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì em bạn có thể bị xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự:

"a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.".

2. Đối tượng "nạn nhân" kia gây chuyện nhưng chưa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm.. của em bạn, chưa gây mất trật tự an toàn xã hội nên không bị xử lý về hình sự mà chỉ có thể bị xử lý hành chính.

3. Trong vụ việc trên tốt nhất là hai bên gia đình nên giải quyết dân sự để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra...

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
151 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào