Quy định về chế độ chính sách đối với cán bộ xã
Căn cứ vào Luật Cán bộ, công chức và Nghị định số 92 của Chính phủ, công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên phù hợp với chuyên môn của chức danh đảm nhiệm, thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước), bảng lương số 4 (bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. Những người hiện đang đảm nhiệm chức danh công chức xã quy định tại khoản 2 điều 3 Nghị định 92 chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ theo quy định thì được hưởng lương bằng 1,18 so với mức lương tối thiểu chung. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa tại khoản 1 điều 4 Nghị định 92, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND), cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20%. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ BHXH, BHYT. Cán bộ cấp xã quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 điều 5 Nghị định 92; công chức cấp xã quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 điều 5 Nghị định 92 và cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 điều 5 Nghị định 92 trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, chức danh thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc theo quy định của pháp luật. Từ quy định trên, áp dụng vào trường hợp của anh, anh là phó trưởng công an xã, kiêm cán bộ tư pháp thuộc công chức cấp xã nên anh thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.