Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em nghiện ma túy và giúp đỡ trẻ em cai nghiện

Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em nghiện ma túy và giúp đỡ trẻ em cai nghiện ma túy?

Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em nghiện ma túy được quy định cụ thể trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật phòng, chống ma túy năm 2000. Cụ thể là:
    1. Cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động phòng, chống ma túy có trách nhiệm tổ chức cai nghiện tại gia đình hoặc tại cơ sở cai nghiện cho trẻ em nghiện ma túy theo quy định của Luật phòng, chống ma túy năm 2000.
    2. Cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm tạo điều kiện cho trẻ em cai nghiện được tham gia các hoạt động lành mạnh, có ích và phải bố trí cho trẻ em cai nghiện ở khu vực dành riêng cho trẻ em.
    3. Tại các vùng phải xóa bỏ cây có chứa chất ma túy, các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để thay thế việc trồng cây có chứa chất ma túy; quy hoạch cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và thị trường phù hợp để nhân dân chuyển hướng sản xuất có hiệu quả.
    4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: Tổ chức và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tuyên truyền, giáo dục nhân dân kiến thức, pháp luật về phòng, chống ma túy; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, văn minh; Phòng ngừa, ngăn chặn người của tổ chức mình và mọi công dân tham gia tệ nạn ma túy; Giám sát hoạt động phòng, chống ma túy ở cơ quan, nhà trường, các cơ sở giáo dục khác và địa bàn dân cư; Phối hợp với chính quyền các cấp, các cơ quan có thẩm quyền để vận động cai nghiện ma túy; tham gia giáo dục, dạy nghề, tìm việc làm và giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện.
    5. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm: Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma túy; giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma túy; Phối hợp với gia đình, cơ quan tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma túy; Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma túy.
    6. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức phòng, chống ma túy ở cơ quan, đơn vị mình; phòng ngừa, ngăn chặn cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia tệ nạn ma túy; tuyên truyền, động viên cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và nhân dân phát hiện, tố giác, đấu tranh với tệ nạn ma túy.
    7. Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân tổ chức tuyên truyền, giáo dục để nhân dân nhận thức rõ về tác hại của ma túy; chủ trương, chính sách, pháp luật, biện pháp của Nhà nước về phòng, chống ma túy.
    8. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân được tiến hành một số hoạt động sau đây: Chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện các hoạt động ngăn chặn, đấu tranh chống các tội phạm về ma túy tại các địa bàn biên giới và nội địa; Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát cần thiết để phát hiện tội phạm về ma túy; Trưng cầu giám định mẫu vật, mẫu phẩm sinh học cần thiết để phát hiện tội phạm về ma túy; yêu cầu cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, tình hình tài chính và tài khoản tại ngân hàng khi có căn cứ cho rằng có hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 8 Điều 3 của Luật này; Yêu cầu cơ quan bưu điện mở bưu kiện, bưu phẩm để kiểm tra khi có căn cứ cho rằng trong bưu kiện, bưu phẩm đó có chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố giác, người làm chứng và người bị hại trong các vụ án về ma túy….
 

Tội phạm về ma túy
Hỏi đáp mới nhất về Tội phạm về ma túy
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng trái phép chất ma túy có bị đi tù không? Sử dụng trái phép ma túy bị xử phạt hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mọi trường hợp nghiện ma túy đá từ đủ 18 tuổi trở lên đều bị đưa đi cai nghiện bắt buộc đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngáo đá là gì? Giết người khi ngáo đá có bị phạt tù không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng chất ma túy là các hành vi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua bán dụng cụ hút ma túy đá bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Ma túy có tác hại như thế nào? Biện pháp nào phòng chống ma túy?
Hỏi đáp Pháp luật
Chất ma túy là gì? Một số loại ma túy thường gặp?
Hỏi đáp pháp luật
Người nghiện ma túy có phải là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không?
Hỏi đáp pháp luật
Thế nào là tiền chất?
Hỏi đáp pháp luật
Ai có thẩm quyền để xác định tình trạng nghiện ma túy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội phạm về ma túy
Thư Viện Pháp Luật
135 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội phạm về ma túy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội phạm về ma túy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào