Vận đơn đường biển với hàng hóa tạm nhập tái xuất

Theo phản ánh của bà Phạm Minh Thu (hpg.pmthu@...), hiện công tác tại Công ty CMA-CGM Việt Nam JSC, bà Thu có tham khảo Điều 12, Thông tư số 05/2013/TT-BCT ngày 18/2/2013 của Bộ Công Thương về vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có quy định: “Vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc phạm vi điều chỉnh tại Thông tư này phải là vận đơn đích danh, không được chuyển nhượng”. Vậy với tư cách là người lập ra vận đơn đường biển, bà Thu đề nghị cơ quan chức năng giải đáp: - Trường hợp đề người nhận hàng (consignee) đích danh là 1 doanh nghiệp, có mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất, khi hàng về đến cảng đích, công ty bà tiến hành thủ tục báo cho khách hàng biết về lô hàng. Tuy nhiên, người nhận hàng trên vận đơn từ chối nhận hàng với lý do là không có hợp đồng nào liên quan đến lô hàng. Trường hợp này, người bán hàng yêu cầu đổi tên sang người nhận hàng mới, vậy có được phép không? Điều này có vi phạm quy định “không được chuyển nhượng” không? - Đối với quy định vận đơn đích danh, trường hợp người gom hàng (forwarder) tham gia vào việc làm dịch vụ vận chuyển đường biển cho lô hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất. Vậy hãng tàu lập 1 bộ vận đơn (B/L) cho người gom hàng thì có được chấp nhận không?

Theo Điều 12 Thông tư số 05/2013/TT-BCT nêu trên quy định vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất phải là vận đơn đích danh, không được chuyển nhượng.

Các mặt hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất theo quy định của Thông tư nêu trên là những mặt hàng kinh doanh có điều kiện nên yêu cầu người nhận hàng là doanh nghiệp đã có mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất ghi trên vận đơn đích danh không được phép từ chối nhận hàng và phải chịu trách nhiệm về lô hàng đó.

Trường hợp người gom hàng tham gia làm dịch vụ vận chuyển đường biển cho lô hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất được cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất theo quy định tại Thông tư nêu trên thì hãng tàu có thể lập vận đơn đích danh cho người gom hàng.

Tạm nhập tái xuất
Hỏi đáp mới nhất về Tạm nhập tái xuất
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận việc ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được chuyển nhượng vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất quặng và tinh quặng Monazite từ ngày 13/5/2024 đến ngày 31/12/2027?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được hoàn thuế đối với hàng hóa bị tái xuất trong khu chế xuất?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng tạm nhập khẩu và hàng tái xuất khẩu có phải phát hành hóa đơn giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất gồm có những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức: Tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ Lào và Campuchia từ ngày 01/01/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp có vốn nước ngoài tạm nhập tái xuất hàng hóa không cần Giấy phép khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tạm nhập tái xuất
Thư Viện Pháp Luật
397 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tạm nhập tái xuất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tạm nhập tái xuất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào