Xử lý kỷ luật trong trường hợp người lao động tự ý bỏ việc
Theo quy định: Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại Điều 30, Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật Lao động về “Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại Khoản 1, 2, Điều 123 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.
2. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động.
Việc Công ty tiến hành xử lý kỷ luật người lao động vi phạm kỷ luật lao động quy định tại NQLĐ của đơn vị nhưng chỉ gửi thông báo 1 lần bằng văn bản là chưa đảm bảo quy định pháp luật nói trên. Đề nghị công ty thực hiện đúng trình tự xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015, có hiệu lực thi hành ngày 01/3/2015 là: “03 lần thông báo bằng văn bản “./.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.