Mẫu 18/BTNN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 304/QĐ-VKSTC ngày 29/6/2018
của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH… VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN… Số:…../QĐ-VKS | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ……(1)…, ngày … tháng … năm……… |
QUYẾT ĐỊNH
Đình chỉ giải quyết bồi thường
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN… (2)
Căn cứ Điều 51 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 20/6/2017;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đình chỉ giải quyết bồi thường đối với yêu cầu bồi thường của Ông/Bà…..(3)…..Địa chỉ:…………(4)…… ………vì …………(5)…………….
Điều 2. Sau khi Quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường có hiệu lực, Ông/Bà..................(3)............. ................................(6)...................................
Điều 3 [1] Ông/Bà……….(3)………có trách nhiệm trả lại số tiền đã được tạm ứng kinh phí bồi thường theo Quyết định tạm ứng kinh phí bồi thường số….. ngày… tháng…năm….của………………………………………………..
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày…./…./……..
Điều 5. Ông/Bà……(3) …..và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 5; - Vụ 7 Viện KSNDTC; - …….(7)……; - …….(8)…..; - Lưu: VT, HSBT. | VIỆN TRƯỞNG (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Hướng dẫn sử dụng Mẫu 18/BTNN:
(1) Ghi địa danh nơi có trụ sở theo cấp hành chính.
(2) Ghi tên Viện kiểm sát có trách nhiệm giải quyết bồi thường.
(3) Ghi họ tên người yêu cầu bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường.
(4) Ghi địa chỉ người yêu cầu bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường.
(5) Ghi căn cứ đình chỉ việc giải quyết bồi thường tương ứng với một trong các quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hoặc căn cứ đình chỉ trong trường hợp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường bị xem xét lại được xác định không phải là văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
(6) Ghi theo một trong ba trường hợp sau:
- Trường hợp đình chỉ giải quyết bồi thường theo căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 51 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì ghi:
“không có quyền yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân…………giải quyết lại yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Tuy nhiên, Ông/Bà vẫn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Trường hợp việc rút đơn yêu cầu bồi thường của Ông/Bà là do bị lừa dối, ép buộc mà Ông/Bà chứng minh được thì Ông/Bà có quyền yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân……….… giải quyết bồi thường lại theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hoặc có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”.
- Trường hợp đình chỉ giải quyết bồi thường theo một trong các căn cứ quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 51 hoặc căn cứ đình chỉ trong trường hợp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường bị xem xét lại được xác định không phải là văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì ghi:
“không có quyền yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân……….… giải quyết lại yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 52 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”.
(7) Ghi họ tên người giải quyết bồi thường.
(8) Ghi họ tên người thi hành công vụ gây thiệt hại.